Giằng tường và Giằng móng

giằng tường và giằng móng

Giằng tường và Giằng móng – Cấu tạo Và Chức năng

 

Giằng tường là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép dùng để liên kết các đỉnh tưởng của tầng nhà trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn.

Giằng tường có tác dụng đỡ tường (ở đây có tường chịu lực thì bố trí giằng tường). Đôi khi giằng tường được kết hợp để sử dụng làm móng khi xây dựng nhà phố cao tầng hoặc nhà chung cư. Giằng tường góp phần phân bố đều tải trọng của sàn, tăng độ cứng, giảm biến dạng cho sàn.

 

giằng tường và giằng móng

 

Tác dụng của giằng tường trong kết cấu nhà

 

  • Phân bố đều tải trọng của sàn tầng trên xuống tường.
  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên.
  • Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
  • Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt.
  • Tăng cường độ cứng, bền vững cho kết cấu công trình.
  • Tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây nhà nhiều tầng.
  • Tăng độ bền vững, tải trọng cho các loại tường chịu lực.
  • Tăng độ cứng của kết cấu công trình.

 

chiều cao của giằng tường

Chiều cao của giằng tường

 

Giằng móng là gì? Cấu tạo của giằng móng

 

Giằng móng có tác dụng chịu kéo nén là chính và còn chịu 1 phần mômen của cột (nếu cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng thì mômen này là lớn) giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang.

Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T. do đó thiết kế giằng móng quá lớn trong nhà cao tầng không có tác dụng gì nhiều đối với chống lún lệch. Muốn tính toán và thiết kế giằng móng cần phải mô hình hóa sự làm việc đồng thời của công trình và nền.

Thi công sửa chữa nhà với An Gia Lâm

Công ty xây dựng – sửa nhà chuyên nghiệp tphcm có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà dân dụng. Với đội ngũ kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư dày kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

5/5 - (11 bình chọn)