Hướng dẫn cách làm cửa lùa và quy trình lắp đặt chi tiết nhất

hướng dẫn làm cửa lùa

Cửa lùa nhôm kính, cửa cuốn, cửa lùa nhà vệ sinh, cửa lùa phòng ngủ chúng ta thường bắt gặp ở những nhà dân dụng, nhà cấp 4, căn hộ chung cư, nhà trọ, biệt thự, nhà cao tầng. Sản phẩm cửa lùa hiện nay vẫn đang rất hưng thịnh, bởi giá thành sản xuất rẻ mà lại bền đẹp.

Là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình việt hiện nay. Vậy các bạn đã biết cách làm cửa lùa như thế nào chưa? Hôm nay chúng tôi lại chia sẽ cách làm cửa lùa và lắp đặt cửa dễ dàng nhất cho bạn nào muốn tự tay mình làm những bộ cửa nhé.

 

hướng dẫn làm cửa lùa

 

Cửa lùa là gì? Cách làm cửa lùa như thế nào ?

Cửa lùa là cửa dạng trượt ngang từ phải sang trái hoặc ngược lại, có 1 thanh ray gắn cố định trên đầu cửa, có banh xe bạch đạng xoay, khi lắp đặt vào cửa ngăn phòng nhìn rất nhỏ gọn, và được kết hợp với song cửa để chống trộm. Thường thấy các thiết kế cửa trượt lùa chủ yếu được sử dụng làm cửa thông phòng trong nhà để nới rộng các không gian của các phòng chức năng khác.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Khoảng cách lợp tôn với xà gồ là bao nhiêu

Thủ tục xin giấy sửa chữa nhà ở mới nhất 

kích thước cửa sổ nhà ở thông thường là bao nhiêu ?

Hướng dẫn cách làm cửa lùa và quy trình lắp đặt đơn giản nhất

Đầu tiên: Khi đã tính toán kỹ các cây nhôm làm cửa bắt đầu quá trình cắt nhôm. Cây nhôm khuôn được tính toán cho phù hợp. Đối với số đo thực tế thì bạn nên trừ bì khuôn bao từ 3mm-5mm để khi lắp đặt được vừa vặn và khít cửa. Thông thường nhôm được cắt hai cây đứng và 1 cây ngang trên. Các đoạn nhôm được ghép với nhau bằng các ke nhôm cố định các thanh nhôm vào thành khuôn cửa chắc chắn.

Khâu Chuẩn bị trước khi làm cửa lùa

  • Đầu tiên chúng ta sẽ cần có một bản vẽ mẫu cửa chi tiết về loại cửa mà bạn muốn làm
  • Sử dụng một thanh nhôm aluminium
  • Kiểm tra máy móc trước khi làm việc
  • Đo và tính toán các kích thước giữa các thanh nhôm xem độ dài bao nhiêu, chéo 1 hay 2 đầu.

Tiến hành cắt các thanh nhôm để ghép lên cửa.

Lựa chọn bộ cửa có thanh nhôm dài nhất cắt trước rồi lần lượt đi xuống các thanh nhỏ nhất để làm sao tận dụng được hết các thanh nhôm, hạn chế các đề C cửa nhôm thừa. Các thanh nhôm có chiều dài dưới 30cm thì bị loại bỏ.

Sau khi cắt xong các thanh nhôm vuông góc chúng ta tiến hành cắt góc cho các thanh nhôm. Các góc sẽ được cắt với 45 độ để 2 thanh nhôm ghép với nhau được vuông góc

Chú ý:

Nên kiểm tra kỹ 3 đến 4 thanh nhôm đầu tiên cắt để tránh sai số trong máy móc. Hầu hết các máy móc hiện đại đều cài kích thước tự động để cắt thanh nhôm. Vì vậy để tránh sai sót cho cả lô hàng thì bạn lên kiểm tra đều đủ cả công cụ đo máy móc lẫn đo đạc thủ công.

Khâu Khoan lỗ

Khoan lỗ thoát nước cho cửa: Khi khoan xác định lỗ thoát dựa vào bản thiết kế.

Cửa mở quay vào trong:

Khoan lỗ thoát nước bên mặt to của thanh khung phía dưới cửa hoặc không cần đục lỗ thoát nước đối với các thanh có lỗ đặt lõi thép lệch ra bên ngoài.

Cửa trượt:

Phần khung cửa khoan lỗ thoát nước ra bên mặt ngoài của thanh khung phía dưới cửa.

Điều chỉnh máy khoan sao cho mũi khoan không được khoan thủng vách ngăn chứa lõi thép.

Khi khoan: 

Dùng mũi khoan đường kính 4 đến 5mm.

Khoan lỗ thoát nước có chiều dài 30mm.

Cửa hệ 1000 đến 1500mm khoan 2 lỗ, 500 đến 700mm ta khoan 1 lỗ rồi cộng thêm để khoan tiếp.

Lỗ thoát nước xuống phải lệch hơn so với lỗ thoát ra khoảng 150mm như vậy vừa thoát nhanh vừa đảm bảo cách âm cách nhiệt.

Ráp các phụ kiện kính cửa với nhau

Lắp bản lề ở trên, tính từ mép khung cửa xuống phía dưới 18cm-23cm.

Đối với lắp bản lề phía dưới thì bạn hãy tính từ mép dưới khung cửa trong khoảng 18cm-20cm

Đối với lắp bản lề ở giữa thì phải lấy bản lề trên và dưới để làm chuẩn.

Bản lề phải lắp cho chính xác và cân đối nhất.

Gắn thanh nẹp của khóa vào cánh cửa, trong quá trình năm phải lấy tay giữ chốt lại sao cho vị trí chính xác, rồi dùng thìa khóa để thử lại rồi mới bắt vít.

Tiếp theo gắn bánh xe, bánh xe phải được lắp vào bên dưới của cánh cửa và có vị trí lắp bắt đầu cách mép từ 30mm-80mm. Gắn miếng giảm chấn và thanh đứng của cánh cửa.

Công đoạn luồn giăng kính

Giăng kính sẽ được lắp vào phần trong của các khung cánh cửa

Giăng khung chỉ có thể dùng lắp cho cánh và phần khung của cánh cửa

Giắng lông sẽ được luồn đủ khắp chiều dài của phần thành ốp cánh.

Cuối cùng là cắt nẹp kính

Cắt đúng với kích thước thực tế

Cắt đúng góc theo bản vẽ kỹ thuật.

Đưa kính vào trong và chỉnh đều 4 góc

Dùng búa cao su để đóng nẹp kính

Thanh nẹp nào ngắn đóng trước, còn thanh nẹp dài đóng sau.

Đây là các bước trong cách làm cửa nhôm kính dạng lùa. angialam với hướng dẫn cách làm cửa lùa và quy trình lắp đặt chi tiết nhất. hy vọng các bạn có thể dữa vào bài hướng dẫn này, có thể áp dụng ngay vào công trình của mình ngay.

Những mẫu cửa lùa, cửa trượt đẹp – tiết kiệm không gian cho nhà bạn

 

cách làm cửa lùa

Mẫu cửa sổ lùa xingfa 4 cánh

làm cửa lùa đơn giản

Mẩu cửa đi lùa 3 cánh nhôm window

làm cửa lùa nhà vệ sinh đẹp

Mẫu cửa lùa nhà vệ sinh đẹp

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *